10/11/14

Dùng Microsoft Mathemtics để giải các bài toán ma trận

Chúng ta cùng khám phá các cách giải bài toán ma trận trong Microsoft Mathematics trong bài viết dưới đây. Microsoft Mathematics là một công cụ giải toán rất mạnh mẽ, các bạn có thể tìm hiểu tổng quan về giao diện cũng như tính năng trong bài viết này: Microsoft Mathematics - Công cụ học toán vô cùng bổ ích

Để giải dạng toán ma trận, chúng ta sử dụng Linear Algebra (Đại số tuyến tính) trong Calculator Pad.


Các công cụ Linear Algebra trong Calculator Pad

Các nút chức năng:

  • insert matrix: Chèn ma trận, chương trình cho phép chèn ma trận đến 15x15
  • transpose: Chuyển vị ma trận
  • reduce: Làm giảm ma trận về dạng bậc thang
  • determinant: Tính định thức ma trận vuông
  • inverse: Tìm nghịch đảo của ma trận vuông
  • size: trả về kích thước ma trận
  • trace: tính vết của ma trận vuông
  • inner product: tích vô hướng 2 vectơ
  • cross product: tích có hướng 2 vectơ
Các phép toán đại số trên ma trận
Chương trình cho phép nhập và tính toán các phép toán đại số: cộng, trừ, nhân, chia (nhân ma trận 1 với nghịch đảo của ma trận 2).

Nhân 2 ma trận
Các bạn có thể nhập tham số để tính toán. Một tính năng rất hay của chương trình này là có thể hiển thị các bước giải, bấm vào Solution steps để xem gợi ý giải.

Tính định thức của ma trận
Tương tự, chương trình cho phép tính định thức với tham số và có thể gợi ý cho bạn các cách giải. Lưu ý chỉ có ma trận vuông mới có định thức.

Tính định thức theo tham số m
Trong ví dụ trên, chương trình đưa ra 2 cách giải, các bạn có thể tham khảo và khám phá thêm để bổ sung kiến thức.

Tìm ma trận nghịch đảo
Sử dụng nút inverse trên Calculator Pad và chèn ma trận để tìm nghịch đảo ma trận vuông

Tìm nghịch đảo

Tính hạng ma trận
Tuy chương trình không có chức năng tìm hạng trực tiếp nhưng có thể dùng chức năng reduce để chuyển ma trận về dạng bậc thang, giảm 1 phần công đoạn tính hạng.

Chuyển về ma trận bậc thang
Theo ví dụ trong hình thì ta thấy rõ ràng hạng của ma trận trên bằng 3.
Còn rất nhiều tính năng hay của chương trình mà các bạn sẽ khám phá trong các bài viết tiếp theo.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét