18/11/13

Thí nghiệm: Điều chế chất chỉ thị màu axit - bazơ từ hoa dâm bụt

Nguyên liệu

Để tiến hành thí nghiệm, bạn cần có những nguyên liệu sau:


  • Hoa dâm bụt: càng nhiều càng tốt. Chỉ chọn loại hoa cánh đơn với màu đỏ tươi, không chọn loại có màu sắc khác hoặc cánh kép.
  • Cồn (80 - 90 độ) hoặc Rượu. Trong thí nghiệm này dùng rượu để tiết kiệm chi phí.
Hoa râm bụt

Tiến hành điều chế

Trước hết bạn dùng một cái lọ sạch để đựng một lượng rượu vừa đủ.




Phần hoa bạn rửa sạch rồi nhặt lấy cánh hoa bỏ vào trong lọ đựng rượu lúc nãy, các phần khác của hoa chúng ta bỏ đi.



Cất lọ đi, đợi từ 5 đến 6 tiếng để dịch hoa rút ra hết (đối với cồn chỉ cần từ 1 đến 2 tiếng)



Sau khi dịch hoa đã ra hết, ta thấy cánh hoa mất hết sắc tố đỏ, ta vớt phần cánh hoa đó bỏ đi. Lúc này chúng ta được một dung dịch có màu tím. Công đoạn điều chế hoàn tất.



Bảo quản dung dịch

Đối với dung môi bằng cồn có thể bảo quản trong thời gian lâu dài nhưng đối với rượu chỉ có thể bảo quản từ 1 đến 3 tháng.

Tiến hành thực nghiệm

Chúng ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm với dung dịch axit và bazơ

Với dung dịch axit:

Ta chọn giấm ăn (acid acetic) để làm mẫu thử


Cho chất chỉ thị màu vào cốc chứa acid acetic, ta thấy chất chỉ thị đổi sang màu đỏ tươi


Như vậy, tính chất trong dung dịch axit tương tự như quỳ tím.


Với dung dịch bazơ:

Ta dùng dung dịch xà phòng. Cho lượng nhỏ bột giặt vào cốc rồi cho từ từ nước vào, khuấy nhẹ đều cho tan hết bột xà phòng, phần nào không tan ta vớt bỏ, vớt bỏ bọt xà phòng, đợi một chút cho dung dịch trong lại thì ta được dung dịch xà phòng có màu hơi đục như hình dưới đây.


Cho chất chỉ thị màu từ từ vào cốc, ta thấy chất chỉ thị màu chuyển sang màu xanh, nhưng nhanh chóng đổi sang màu vàng.


Lời kết:

Bằng những nguyên liệu đơn giản xung quanh ta, bạn đã có thể tự điều chế cho mình chất chỉ thị axit-bazơ để có thể thoả sức khám phá Hoá học bao la.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét