8/11/14

Phân biệt nhanh động từ nhóm 1 và động từ nhóm 2 trong tiếng Nhật dựa vào okurigana

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt động từ nhóm 1 và động từ nhóm 2 trong tiếng Nhật một cách nhanh chóng dựa vào đuôi động từ (Okurigana). Nếu nắm được các quy tắc này các bạn có thể phân biệt cả hai nhóm động từ với độ chính xác lên đến 80%. Vì bài viết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của riêng mình trong quá trình học tập nên có sai sót gì các bạn cứ thẳng thắn góp ý :))

Đầu tiên, chúng ta cần biết Okurigana là gì! Okurigana là phần đuôi thường được viết bằng Hiragana theo sau chữ Hán trong một động từ hay tính từ.


Theo ví dụ trên, từ りたくなった có phần chữ Kanji là  「かえ」 và phần đuôi Okurigana là ~りたくなった. Rất đơn giản phải không!

Vậy thế nào là động từ nhóm 1 và động từ nhóm 2?

Dựa vào cách chia động từ theo thể, người ta phân biệt động từ nhóm 1 và động từ nhóm 2, ngoài ra còn có một vài động từ bất quy tắc.
Động từ nhóm 1 (五段動詞 「ごだんどうし」-ngũ đoạn động từ) khi chia phần đuôi sẽ biến đổi sử dụng tất cả các hàng a, i, u, e, o trong bảng chữ cái. Còn Động từ nhóm 2 (一段動詞 「いちだんどうし」 - nhất đoạn động từ) khi chia chỉ việc bỏ đuôi る và thêm vào các hậu tố tương ứng.

Sau đây là các quy tắc:

Quy tắc 1. Động từ nguyên gốc không phải đuôi る sẽ là động từ nhóm 1
Đây là quy tắc đơn giản nhất có thể giúp bạn phân biệt được ngay.

Ví dụ:
Những động từ sau đây là động từ nhóm 1
 「いう」- nói
 「およぐ」- bơi
 「つづく」- tiếp tục
 「しぬ」- chết
 「あそぶ」 - chơi
 「たつ」 - đứng
 「のむ」 - uống

Còn những động từ có đuôi , ta chưa thể xác định chính xác được nên ta cần có Quy tắc 2 và Quy tắc 3

Quy tắc 2. Động từ nguyên gốc mà phần Okurigana chỉ có duy nhất đuôi る thường là động từ nhóm 1

Ví dụ: và 変える đều đọc là 「かえる」 nhưng 帰 chỉ có duy nhất đuôi る nên 帰る động từ nhóm 1, còn 変える là động từ nhóm 2.

Ngoại lệ:
Trong ngôn ngữ không có gì là tuyệt đối, các quy tắc được đặt ra chỉ giúp ta nắm được phần nào số đông mà thôi, trường hợp ngoại lệ các bạn phải ghi nhớ.
Những động từ sau đây dù chỉ có duy nhất đuôi る nhưng là động từ nhóm 2:

見る 「みる」- nhìn, xem
着る 「きる」- mặc (quần áo)
寝る 「ねる」- ngủ
v.v...

Quy tắc 3. Động từ nguyên gốc đuôi る có phần Okurigana từ 2 chữ kana trở lên mà có chữ kana kế cuối thuộc hàng え hoặc い thường là động từ nhóm 2, thuộc các hàng あ, う, お thường là động từ nhóm 1

Ví dụ 1: 変る và 変る phần Okurigana đều có 2 chữ Kana nhưng 変える có chữ Kana kế cuối thuộc hàng え nên là động từ nhóm 2, còn 変わる có chữ Kana kế cuối thuộc hàng あ nên là động từ nhóm 1
Ví dụ 2:là động từ nhóm 1, khi chia sang bị động sẽ là 帰られる, lúc này ta thấy 帰られる phần Okurigana có 3 chữ Kana mà chữ kế cuối thuộc hàng え nên ta coi như là động từ nhóm 2 và chia theo cách chia của động từ nhóm 2 => 帰られて、帰られない

Trên đây là quy tắc áp dụng cho động từ nguyên gốc, đối với động từ đã chia thể ます,  nếu phần Okurigana có chữ Kana kế đuôi ます thuộc hàng い thì thường là động từ nhóm 1.

Ngoại lệ: Ta có 足ます 「たります」dù có chữ り thuộc hàng い nhưng vẫn là động từ nhóm 2, vì dạng nguyên gốc của  足ります là 足りる thuộc động từ nhóm 2.

2 nhận xét :

  1. Hay quá, rất dễ nhớ

    Trả lờiXóa
  2. Xin phép cho hỏi, trường hợp nào cho cách nhận biết trường hợp đặc biệt, bằng KA MI DO KO TA, cách thầy em chỉ mà em chưa nhìn ra được.

    Trả lờiXóa